Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ cách “sống sót” khi thu nhập giảm mạnh, tất cả nhờ vào một bí quyết đơn giản

Đỗ Thị Hà chỉ áp dụng một bí quyết vô cùng đơn giản để có thể quản lý tài chính tốt hơn khi thu nhập bất ngờ sụt giảm.

Hôm qua (17/3), Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã bước vào vòng Chung kết Miss World 2021 và dừng chân tại Top 13 Chung cuộc. Đây cũng là thành tích cao của các đại diện Việt Nam và chỉ mới có hoa hậu Lương Thùy Linh đạt được trước đó. Ngoài ra, Đỗ Thị Hà còn là đại diện duy nhất của châu Á được lọt vào vòng trong. Nàng hậu gen Z cũng dành được giải thưởng phụ “Thử thách Truyền thông Kỹ thuật số” (Digital Media Challenge) vì là người có tương tác tốt nhất với fan trên mạng xã hội.

275984691_1362136407532979_6674356614375767953_n

Dù là gương mặt trẻ được săn đón và luôn xuất hiện vô cùng lồng lộn trước truyền thông nhưng ít ai biết Đỗ Thị Hà cũng gặp phải một số khó khăn trong thu nhập. Cô đã có một năm 2021 với nhiều khó khăn khi làn sóng Covid thứ 4 xuất hiện. Thu nhập của Đỗ Thị Hà cũng vì thế mà giảm sút hoàn toàn trong vài tháng liền. Nhưng trước sự thay đổi này, Đỗ Thị Hà cho biết cô vẫn có thể sống ổn.

275563765_1357462218000398_431327239780485510_n

Khi dịch bệnh diễn ra, Đỗ Thị Hà đã bị hủy hoặc hoãn rất nhiều những sự kiện cũng như hợp đồng quảng cáo. Nhưng cô chia sẻ, vì kiếm tiền cũng vất vả nên chi tiêu vô cùng tiết kiệm. “Không có chuyện tôi vung tiền mua đồ hiệu. Những món đồ này thường do khách hàng, đối tác tặng hoặc stylist đưa cho” - Đỗ Thị Hà nói. Cô cho biết bản thân không có nhu cầu chi tiêu quá nhiều. Khi đi làm thì đã có công ty hỗ trợ nên số tiền cô kiếm được thì chủ yếu để tiết kiệm, gửi về cho bố mẹ và giữ lại một chút để trang trải cuộc sống.

276024112_1362461840833769_383601473894913162_n

Không chỉ Đỗ Thị Hà, rất nhiều bạn trẻ đã gặp nhiều khó khăn về tài chính trong 2 năm dịch bệnh vừa qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua hoàn cảnh này do trước đó đã có thói quen chi tiêu mạnh tay, không có kế hoạch. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ không có khoản tiết kiệm hoặc quỹ khẩn cấp dành cho những trường hợp khó lường trước. Quỹ này dùng để thanh toán cho các chi phí lớn bất ngờ như viện phí, sửa chữa các thiết bị gia dụng, thất nghiệp,... Vậy làm thế nào để xây dựng được quỹ khẩn cấp?

Đầu tiên, bạn nên định sẵn một khoản mình muốn tiết kiệm trong vòng bao lâu (Ví dụ: Tiết kiệm 20 triệu trong 3 tháng). Sau khi xác định xong, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu để biết được cần phải tiết kiệm mỗi tháng bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm này không được ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt phí của bản thân. Chính vì thế mà bạn nên tính toán ra những chi phí thiết yếu hàng tháng của mình để xác định số tiền cần tiết kiệm.

close-up-of-savings-jars-with-money-580502927-5b021d8e1d64040036e93cd8

Đặc biệt, để tiết kiệm thành công thì bạn hãy chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận được lương để tránh tiêu “lẹm” vào. Nhiều bạn có thói quen chi tiêu xong mới tiết kiệm, nhưng điều này sẽ khiến cho khoản tiết kiệm của bạn không duy trì được đều đặn hàng tháng.

Phòng tránh cho những ngày “mưa bão”, cuộc sống là chuỗi sự kiện khó đoán, chúng ta hãy cố gắng bắt đầu có thói quen tiết kiệm cho những trường hợp như vậy ngay từ bây giờ.