Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Review Gears Tactics - Từ thể loại bắn súng chuyển sang đánh theo lượt?

Với cơ chế núp-và-bắn, kẻ thù đa dạng, nhịp chơi bùng nổ, series Gears of War (GoW) là lựa chọn thú vị để làm nên một tựa game chiến thuật. Vũ trụ của GoW và cơ chế chiến đấu của sêri được giữ nguyên khi chuyển đổi sang thể loại đánh theo lượt.

Nhà phát hành: Microsoft Games Studio

Nhà phát triển: Splash Damage, The Coalition

Ngày phát hành: 28/04/2020, 2020

Nền tảng:
Xbox Series X, Xbox One, PC

Với trọng tâm của game là phát triển nhân vật và cốt truyện, cộng với sự linh hoạt và nhanh nhẹn trong các pha giao tranh, Gears Tactics nhanh chóng vượt mặt các tựa game cùng thể loại. Ngoại trừ một số vấn đề trong mạch kể khiến câu chuyện bị kéo dài để tăng thời lượng chơi, đây là một trải nghiệm tuy thử thách nhưng lại xứng đáng.

Cốt truyện của Gears Tactics đưa người chơi quay về giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa nhân loại và bọn quái vật Locust. Cốt truyện dễ nắm bắt, người chơi theo chân một nhóm binh lính với nhiệm vụ xử lí một kẻ xấu với sức mạnh đáng gờm. Với khung sườn đó, một cuộc hành trình cam go, với những nhân vật được lột tả qua nhiều cung bậc cảm xúc nhờ các diễn viên lồng tiếng tài năng. Cách kể truyện có thể gây bối rối cho những người mới biết đến vũ trụ GoW, nhưng nó lại lấp những lỗ trống trong cốt truyện đối với những người đã biết.

Các pha giao tranh diễn ra với mô típ chính là làm nhiệm vụ cố định, người chơi có tối đa bốn nhân vật trong một tiểu đội lính đối mặt với hàng đàn kẻ địch đang ập tới và cùng lúc đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công thức trong lối chơi của Gears Tactics là sự học hỏi từ sêri X-COM cộng thêm ý tưởng riêng. Với ba “điểm hành động” (AP), nhân vật có thể tùy ý di chuyển, bắn, hay sử dụng kĩ năng mà không phải tuân theo trình tự cố định, khiến cho nhân vật vô cùng cơ động trong mỗi lượt. Điển hình là cơ chế Overwatch, cho phép nhân vật dùng hết điểm AP để canh và bắn hạ bất cứ kẻ địch nào nằm trong tầm bắn, góp phần lớn trong việc qua màn, khuyến khích người chơi đánh theo lối phòng thủ, núp sau vật chắn - điều làm nên nét riêng của sêri GoW. Ngoài ra còn có kĩ năng “xử tử” như Mortal Kombat, khi kẻ địch bị giết bằng kĩ năng này, nhân vật sẽ có lại 1 điểm AP cho mình, khiến cho game mang tính rủi ro/phần thưởng vô cùng cao.

1
2

Chiến trường trong game được thiết kế trong định dạng 3D vô cùng sáng tạo, yêu cầu người chơi phải có khả năng quan sát và bố trí nhân vật. Các vật chắn đạn có thể bị phá hủy và các vị trí trên cao tăng thêm chiều sâu và độ phức tạp cho game. Nét đẹp theo phong cách “đổ nhưng không nát” của dòng GoW cũng được giữ lại trong tựa game này, giúp người chơi phân biệt rõ ràng về địa hình, giúp cho các quyết định trong chiến đấu hiệu quả hơn.

3

Ngoài lúc thực hiện nhiệm vụ, người chơi còn được chỉnh sửa vũ khí và lên cấp nhân vật của mình, điều này mang lại yếu tố nhập vai cho game. Tuy nhiên do việc lập lại yếu tố này sẽ có khả năng gây nhàm chán trong thời gian dài.

4

Trong vài tiếng đầu của trò chơi, cơ chế chiến đấu dữ dội và sự phát triển nhân vật trong cốt truyện sẽ cuống hút người chơi. Tuy nhiên việc kéo giãn một câu chuyện để phù hợp với thời lượng game làm cho mạch truyện bị yếu dần theo thời gian. Việc bắt buộc người chơi phải hoàn thành các nhiệm vụ phụ mới được chơi nhiệm vụ chính khiến cho mạch game bị kéo giãn không cần thiết dẫn đến câu chuyện trở nên nhạt nhẽo vô cớ. Độ khó nhằn nhảm nhí của các nhiệm vụ phụ này cũng phá hủy luôn cảm xúc và hứng thú của người chơi muốn bám theo cốt truyện chính.

5

Cái cảm giác thừa thải càng rõ nét hơn trong tất cả các nhiệm vụ về sau, với các trận đánh kéo dài đánh mất tính nhanh, gọn và máu me đầy kịch tính vốn là đặc trưng của dòng GoW. Và bằng chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này là ba trận đánh trùm cuối ba chương của cốt truyện, với cơ số máu QUÁ NHIỀU và các kẻ địch thường được đẩy ra liên tục để cầm chân người chơi, làm nhịp game bị khựng lại theo cái cách vô cùng ức chế do màn thử thách trí tuệ bị biến  thành hai tiếng đồng hồ nhấn chuột trái cho tới khi con trùm chết.