Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Top 3 Studio Game cay đắng khi bị EA phá hủy

Ông lớn EA đã mua lại rất nhiều Studio Game đình đám nhằm chiếm được nhượng quyền và thu lợi nhuận, nhưng không ít các tựa game đã bị flop sau khi vào EA.

Việc sở hữu quá nhiều studio khiến EA dường như trở nên bội thực khi không chú tâm vào phát triển game một cách thực sự, thay vào đó họ chỉ cố hút máu người dùng và các studio. Khi về EA, các studio buộc phải sản xuất phần game hoàn toàn mới dựa trên những thông tin từ phần cũ. Điều này khiến khi phát hành, các tựa game này đã không mang lại kỳ vọng như mong đợi vì khâu sản xuất thiếu đi sự cẩn trọng và chuyên môn từ các chuyên gia.

Các studio game bị EA thải loại

Để tìm hiểu về các studio game đã bị EA cho đóng cửa, hãy đón xem MGN.vn qua bài viết dưới đây.

1. Pop Cap

Pop Cap là studio được EA mua lại

Đây ắt hẳn là studio mang về cả một tuổi thơ cho lứa game thủ 8x 9x. Bejewed là trò chơi đầu tiên nhận được rất nhiều thành công của Pop Cap. Năm 2011, EA chi 13 tỉ đô la Mỹ để mua lại Pop Cap. Nhờ thương vụ tỉ đô này, Pop Cap trong mắt người chơi game lâu năm chỉ còn lại những nỗi hoài niệm vì đã bị EA toàn quyền kiểm soát

Plant vs Zombie là một sản phẩm chung của Pop Cap và EA, tuy nhiên một nhà phát triển game đã bị EA đuổi thẳng vì không chấp nhận chính sách Pay to win dành cho game thủ. Điều này đẩy PvZ trở thành tựa game chỉ còn lại trong hoài niệm của người chơi khi tựa game ngày càng trở nên mất chất.

>> XEM THÊM: Lập hàng loạt kỷ lục khủng tại World Cup 2022, liệu Gavi sẽ được EA buff chỉ số trong FIFA 23 như Erling Haaland?

2. The Sims

The Sims 3 là bước đệm để studio gia nhập EA

Vào năm 2009, The Sims studio đã cho ra mắt The Sims 3, thu được 1,4 triệu bảng và được xem là tựa game PC có khởi đầu thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tư bản EA đã bắt đầu bòn rút người chơi từ đấy, khi tung ra The sims 4 rất nhiều vật phẩm dụ dỗ người chơi sử dụng trong tựa game, khiến tựa game vô cùng bị loãng nhịp làm game thủ khó chịu khi trải nghiệm. Điều này đã khởi nguồn cho việc The Sims dần biến mất trong thị trường game quốc tế.

3. Westwood Studios

Sản phẩm game của Westwood dưới thời được EA sở hữu

Việc EA yêu cần thêm các yếu tố như 3D, âm thanh Ultra đã khiến các tựa game được phát triển bởi Westwood trở nên đáng chơi hơn. Tuy nhiên để có thể kết hợp một cách ăn ý vào các bản game cũ thì lại không hề là một vấn đề dễ dàng. Chính chủ sở hữu Westwood đã xác nhận việc bán mình cho EA không khác gì việc đổi từ phát triển game vì đam mê sang kinh doanh lợi nhuận và thực sự nó không hề ổn cho các nhà phát hành game có định hướng phát triển dài hạn trong tương lai.

Cùng MGN.vn cập nhật những thông tin mới nhất đến từ tựa game của EA nhé.

Bài liên quan