Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Top 5 sức mạnh bị các tác giả manga 'spam' nhiều nhất khi sáng tác, top 1 cháy âm ỉ như 'lửa hận thù'

Một khi đã nhắc đến manga thuộc thể loại shonen thì chắc chắn 4 trên 5 loại sức mạnh trong bài viết này sẽ xuất hiện. Cùng MGN.vn xem đó là sức mạnh gì nhé.

Mặc dù nói rằng manga là sản phẩm từ trí tưởng tượng bay bổng của con người, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có những cái mới hoặc độc lạ trong trí tưởng tượng ấy. Bằng chứng đó chính là 5 loại sức mạnh sau đây đã được các mangaka sử dụng đi sử dụng lại từ rất lâu về trước. Cùng MGN.vn xem đó là những loại sức mạnh gì nhé.

5.Điều khiển trí não

anime

Nếu trong cuộc sống thực, ta hay thao túng người khác bằng những chiêu trò hay lời nói thì trong thế giới manga, việc thao túng này đã được đẩy lên một tầm cao mới. Cụ thể đó chính là dùng sức mạnh để điều khiển hẳn tâm trí của người khác và bắt họ làm theo ý muốn của mình. 

Và trong một thế giới shonen đầy máu lửa và đấm đá, thì sức mạnh này vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc cho mình. Những minh chứng cụ thể nhất có thể kể đến như Shinsou của My Hero Academia, Marik của Yu-Gi-Oh, Lelouch của Code Geass,...

4.Tạo ảo ảnh

anime

Nếu trong trường hợp bạn chỉ có một mình và bị vây đánh bởi nhiều khác nhau thì các meFan giải quyết như thế nào? Câu trả lời trong thế giới manga đó chính là tự mình tạo ra thêm nhiều ảo ảnh của bản thân. Đúng như miêu tả của thứ sức mạnh này, người dùng có thể tạo ra nhiều hư ảnh khiến tâm trí của đối thủ bị phân tâm. Và vì thứ sức mạnh này có thể được 'vẽ' ra nhiều trường hợp khác nhau nên vô số mangaka đưa tạo ảo ảnh vào bộ truyện của mình.

Sức mạnh 'tôi tuy yếu nhưng anh em tôi đông' này được sử dụng trong vô vàn biến thể khác nhau. Nó có thể là sức mạnh phân thân trong manga Naruto, hay nó có thể là một người di chuyển nhanh đến mức tạo ra nhiều hư ảnh như Saitama trong manga One Punch Man. 

3.Linh lực

anime

Khi các cơ thể của mangaka bị yếu đi do dành hàng giờ sáng tác truyện thì họ sẽ làm gì? Và câu trả lời là họ sẽ đưa sự thật ấy vào nhân vật chính của mình. Tuy nhiên, các mangaka ấy sẽ cho các nhân vật ốm yếu một sức mạnh gọi là linh lực, thứ có thể tác động và dịch chuyển mọi thứ xung quanh chỉ bằng suy nghĩ của mình. Và vì mangaka nào cũng có thể chất từa tựa như nhau nên việc đưa sức mạnh này vào manga có lẽ đã trở thành một điều thông dụng.

Thứ sức mạnh này có thể được tìm thấy ở các nhân vật như Mob của manga Mob Psycho 100 hay Tatsumaki trong manga One Punch Man. Họ đều là những người có vẻ bề ngoài khá yếu đuối và nhỏ nhắn nhưng khi có kẻ động vào thì những người này không khác gì một ổ kiến lửa.

2.Siêu thể chất

anime

Nếu một số mangaka muốn nhân vật của mình có thể làm mọi thứ bằng suy nghĩ, thì vẫn có một số tác giả tiếp cận theo cách cổ điển hơn, và đó chính là thông qua sức mạnh cơ bắp ( hay có cái tên mỹ miều hơn là siêu thể chất). Các nhân vật sở hữu sức mạnh này có thể tác động và thao túng mọi thứ bằng sức mạnh thể chất của họ.

Minh chứng rõ nhất cho sức mạnh này là Saitama của manga One Punch Man. Anh hầu như có thể làm mọi điều phi thực tế chỉ bằng sức mạnh cơ bắp của mình. Ngoài ra, còn có các ví dụ khác như All Might hay Deku của manga My Hero Academia.

XEM THÊM: Anime của Rick and Morty tung trailer gây 'lú' khiến cho người hâm mộ hoàn toàn bất ngờ

1.Thao túng và tạo lửa

anime

Kể tên 10 bộ manga thuộc thể loại shonen ra thì MGN.vn chắc chắn có đến 9 bộ được tác giả đưa sức mạnh thao túng và tạo ra lửa vào bộ truyện, một bộ còn lại thì lửa cũng sẽ xuất hiện trong dạng vật chất khác. Nó có thể không phải là sức mạnh của nhân vật chính, nhưng nó chắc chắn sẽ xuất hiện ở một nhân vật phụ. Việc các tác giả liên tục spam sức mạnh tạo lửa này có lẽ vì hai lý do, một là trông cực kỳ ngầu hai là vì lửa luôn là một thứ gì đó khá nguy hiểm trong mắt con người chúng ta.

Kể sơ sơ qua thì ta có những 'hỏa thuật sự' như Ace trong manga One Piece, Natsu trong manga Fairy Tail, Endeavor trong manga My Hero Academia,...

Bài liên quan