Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Anime: Top 5 nhân vật ‘nghèo rớt mùng tơi’ trên màn ảnh

Đây là những gương mặt có xuất thân “không mấy tốt đẹp” trong anime , họ phải kiếm đồng tiền dựa trên chính sức lao động của mình.

Mặc dù là những gương mặt sinh ra không được ngậm thìa vàng, gia cảnh cơ cực nhưng những nhân vật này lại có một niềm vô tư rất đặc biệt. Họ không những không 'oán hận' cuộc sống mà còn cố gắng hàng ngày để vượt qua nó.

Dưới đây là top 5 nhân vật "tấm gương nghèo vượt khó" trong các tựa anime đình đám

Tohru Honda — Fruits Basket

Empty

Tohru Honda là một nữ sinh “nghèo khó” trong bộ phim Fruits Basket, cô sống trong một căn lều nhỏ. Mẹ vừa qua đời, những người thân của cô thì lại không được hào phóng, vì vậy Tohru không có tiền và cũng không có chỗ nương thân. Sau này, gia đình Sohma nhận cô ấy vào làm “osin”, có nghĩa là kiếm tiền thông qua các công việc trong gia đình như nấu ăn dọn dẹp. Bất chấp những khó khăn này, Tohru vẫn chấp nhận đối mặt với cuộc sống nghèo khó của bản thân và cố gắng học tập, nỗ lực kiếm tiền học phí để có thể sớm ngày vượt lên hoàn cảnh.

Team Rocket — Pokémon

Có lẽ không ai lạ gì vể “team phản diện” Rocket của bộ phim anime đình đám Pokémon. Đây giống như một đội hình đặc biệt hài hước, chuyên mang lại tiếng cười cho khán giả hơn là một đội hình ‘phản diện độc ác’. James vốn sinh ra giàu có, thế nhưng không cam chịu áp lực của gia đình, cậu bỏ nhà đi và trở thành người vô gia cư, Jessie thì sinh ra đã nghèo sẵn, phải ăn tuyết để sống. Cứ thế họ gặp nhau và hợp lại thành một "team".

Empty

Công việc của họ là làm công cho một tổ chức lớn, họ phải đánh cắp được các Pokémon để nhận được ‘hoa hồng’. Tuy nhiên, công việc này khá tệ nên họ liên tục bị phá sản. Sự thất bại của họ gây ra tiếng cười cho khán giả, thế nhưng ta có thể thấy sự “xấu xa” trong họ chính là do hệ quả của sự “nghèo đói”.

Yato — Noragami

Empty

Norgami kể về một vị thần ‘nghèo’ rách mồng tơi có tên là Yato. Mong muốn của vị thần này chỉ có kiếm việc làm trong cuộc sống và đặt ra mục tiêu là kiếm đủ kinh phí để ‘xây dựng cho bản thân mình một ngôi đền riêng’. Do đó, xuyên suốt bộ anime sẽ là chuỗi ngày làm thuê làm mướn của Yato với các việc làm lặt vặt, tuy miệt mài lao động cực khổ nhưng việc làm nào anh ấy cũng chỉ xin lấy tiền công là 5 yên (bảo sao nghèo :v). Khi không có thức ăn và nơi ở, vị thần này lại chơi chiêu “quấy phá” người khác để đoạt được nó. Một vị thần không cần ăn uống và nơi ở cũng có thể tồn tại, thế nhưng trong Noragami vị thần cũng như con người cũng trở nên cơ cực và vất vả, điều này có vẻ vô lí nhưng mà đó lại là cái làm nên sự hấp dẫn của bộ truyện.

The Bebop Crew — Cowboy Bebop

Empty

Tựa anime này bắt đầu với những rắc rối chủ yếu xoay quanh vấn về tài chính. Mở bát với hai nhân vật là Jet Black và Spike Spiegel – hai nhân vật luôn luôn có mặt trong những không gian ‘theo đuổi tiền thưởng’ và ‘thu nhập phần thưởng’. Suốt khoảng thời gian của bộ truyện chỉ xoay quanh việc kiếm tiền thu nhập kiếm miếng ăn của các nhân vật và họ hầu như không có bất kì mục tiêu cụ thể nào khác. Vì mải mê kiếm tiền, Cowboy Bebop được mệnh danh là một người rất dày dặn kinh nghiệm. Anh đã có những trải nghiệm thăng tiến cho bản thân, bỏ qua những mặc cảm về quá khứ và đặt mối an ninh tài chính lên hàng đầu.

Gintoki Sakata — Gintama

Anh chàng Gintoki Sakata của tựa anime Gintama cùng điều hành Yorozuya cùng với hai người bạn là Kagura và Shinpachi – hai gương mặt rành về kỹ thuật luôn theo sau, trông giống con nuôi của Gin hơn là bạn đồng hành. Mục tiêu của Yorozuya là phải kiếm thật nhiều tiền, thế nhưng Gintoki chỉ thích nằm ‘ngoáy mũi’ và đọc truyện manga.

Empty

Nghe qua thôi ta có thể thấy rõ được thái độ lười biếng của anh chàng này. Là một cựu chiến binh, việc lười nhác và thiếu động lực của Gin có vẻ xuất phát từ hội chứng “PTSD” mà anh ta phải trải qua hằng ngày. Do đó, sự thiếu hụt về tiền bạc thường dẫn dắt Gin đến vài cuộc phiêu lưu hết sức vô lí và hài hước. Và có lẽ điều này đã quá quen thuộc với những người xem Gintama rồi.

Bài liên quan