Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

Đã đến lúc xét lại tính bạo lực của game đối kháng cảm giác thực

Mặc dù đối kháng thường bị hiểu lầm theo hướng "càng bạo lực càng hay", trên thực tế, những tựa game mang lại cảm giác bạo lực như thật có thể không tốt bằng nhiều game đối kháng "giả trân" kiểu anime.

Đối kháng là một trong những dòng game bất hủ bởi sự vui nhộn, hấp dẫn và ấn tượng. Cảm giác như thế hòa mình vào thế giới của tựa game ấy dường như lúc nào cũng cuốn hút game thủ vào từng giây phút của trò chơi. 

Game đối kháng đủ đất diễn cho mọi thể loại: máu me, đáng yêu hay đâu đó lưng chừng

Game đối kháng đủ đất diễn cho mọi thể loại: máu me, đáng yêu hay đâu đó lưng chừng

Nghe tên thì hầm hố đấy nhưng thật ra game đối kháng có đủ đất cho mọi thể loại: từ máu me tung tóe như series Mortal Kombat đến phong cách anime 2D như Skullgirls, hoặc đâu đó lưng chừng, kiểu franchise Super Smash Bros vẫn được người hâm mộ nhiệt tình chào đón.    

Mặc dù đối kháng thường bị hiểu lầm theo hướng "càng bạo lực càng hay", trên thực tế, những tựa game mang lại cảm giác bạo lực như thật có thể không tốt bằng nhiều game đối kháng "giả trân" kiểu anime. Điều này sẽ làm bạn ngạc nhiên, nhất là khi ngày càng nhiều game đi theo trường phái chân thực đến từng lỗ chân lông của các chiến binh khát máu.

Điều gì khiến sự "giả trân" của anime fighting tốt hơn game đối kháng cảm giác thực? 

Sự phi lý

“Ngon mắt” ở đây không phải là một tâm hồn căng tròn biết xiên nát đầu đối thủ

“Ngon mắt” ở đây không phải là một tâm hồn căng tròn biết xiên nát đầu đối thủ

Về bản chất, đối kháng gắn liền với 2 yếu tố "hành động""thỏa mãn". Sự bùng nổ mạnh mẽ của game chiến đấu hình ảnh thực cũng không thể phủ nhận một sự thật là những tựa game anime đối kháng vừa đáp ứng đủ 2 tiêu chí trên mà lại có phần "ngon mắt" hơn theo gu của đại chúng. 

“Ngon mắt” ở đây không phải là một tâm hồn căng tròn xiên nát đầu đối thủ, ở khía cạnh này, game 3D đã đạt đến đỉnh cao của sự ghê rợn. Nhưng những nữ binh điên loạn với giàn kim tiêm khổng lồ lao vào tấn công chớp nhoáng bằng “hiệu ứng lộng lẫy” kiểu anime có khi còn kích thích hơn. Skullgirls là một ví dụ xuất sắc, River City Girls cũng thế dù chỉ là pixel side-scrolling.   

Đối kháng không đồng nghĩa với việc khiến người chơi phải rợn tóc gáy

Đối kháng không đồng nghĩa với việc khiến người chơi phải rợn tóc gáy

Hơn nữa, nghệ sĩ và đội ngũ phát triển game được quyền thử nghiệm đến khi nào thỏa mãn với những chiến binh anime. Ngược lại, những phân cảnh bạo lực d.ã m.a.n cố gắng đẩy mood người chơi của game đối kháng cảm giác thực đôi khi lại khá gượng và chưa chắc “đã mắt” bằng hình dung game 2D. 

Bởi mọi điều phi lý đều có thể xảy ra trong thế giới anime và game đối kháng cũng không yêu cầu một cốt truyện sâu thẳm, vậy thì cớ gì phải tuân theo những quy tắc vật lý của thế giới thực mà không hòa mình vào vũ trụ giả tưởng ảo tung chảo của game hành động anime?

Những dư chấn tâm lý

Nỗi ám ảnh m.á.u m.e của MK theo những thành viên về đến tận nhà

Nỗi ám ảnh m.á.u m.e của MK theo những thành viên về đến tận nhà

Series Mortal Kombat đã vấp phải vô số chỉ trích đầu 2019 khi một thành viên ẩn danh của nhóm phát triển tiết lộ họ mắc hội chứng PTSD trong quá trình làm việc. Để lấy tư liệu cho hoạt ảnh của Mortak Kombat, họ phải thường xuyên tham khảo những video bạo lực ngoài đời, ngày qua ngày, việc này tạo ra một bầu không khí làm việc bình thường hóa sự m.a.n r.ợ của những hình ảnh g.i.ế.t c.h.ó.c.   

Vài đồng nghiệp thậm chí đã thú nhận nỗi ám ảnh m.á.u m.e của MK theo họ về đến tận nhà. Bất cứ khi nào hoàn thành công việc và bắt gặp chú chó cưng, họ ngay lập tức có những hình dung bên trong nó và không thể ngừng việc tưởng tượng lục phủ ngũ tạng bên trong chú chó cưng của mình trông như thế nào. 

Sự bạo lực của game đối kháng cảm giác thực đã khiến đội ngũ phát triển phải vượt quá giới hạn bản thân họ

Sự bạo lực của game đối kháng cảm giác thực đã khiến đội ngũ phát triển phải vượt quá giới hạn bản thân họ

M.á.u m.e vô cớ và phóng đại quá mức là một phần khiến Mortal Kombat là ví dụ cực đoan nhất của dòng game đối kháng cảm giác thực. Tuy nhiên, franchise này thường viện cớ "truyền tải cảm xúc chân thực" làm lý do cho sự bạo lực đến hoang đường của nó. 

Trên tất cả, sức khỏe và tinh thần của đội ngũ phát triển luôn là một yếu tố cần cân nhắc khi sản xuất trò chơi, và những yêu cầu của Mortal Kombat cũng như nhiều trò chơi đặt trọng tâm vào những pha đâm chém như thật đã khiến đội ngũ phát triển chúng vượt quá giới hạn bản thân từ rất lâu.

Bài liên quan