Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công

PK không ngơi tay nhưng lại lên án “đại gia" và những nghịch lý oái oăm làng game thủ Việt!

Miệng thở "đạo lý" nhưng tay làm những điều "vô lý", "miệng nam mô tay đòi PK", khắc họa một phần tính chất của game thủ Việt.

Tuy vậy, đó chỉ là một bộ phận các game thủ xấu tính, đóng vai “con sâu” làm rầu cộng đồng game thủ Việt. Nhưng những “con sâu” này lại là những kẻ lắm lời nhất, năng nổ nhất, nổi bật nhất, khiến cho người ngoài nhìn nhận nhầm rằng: đây chính là “văn hóa game thủ Việt”. Và nếu là người ưa thích các tựa game MMORPG cày cuốc, chắc hẳn bạn sẽ quá quen với những “nghịch lý” như:

Thích “đồ sát”  nhưng lại lên án “đô-la thần chưởng”

Thuật ngữ PK (Player Killing) chắc không còn xa lạ gì với cộng đồng game thủ, khi mà phần lớn các tựa game đều mang yếu tố này. Nôm na, PK là sử dụng nhân vật do mình điều khiển để tiêu diệt nhân vật của người khác. Trong các quán nét thế hệ cuối 8x đầu 9x, đâu đâu cũng văng vẳng tiếng người chơi hệ “Võ Lâm Truyền Kỳ” hay “Kiếm Thế” rủ nhau “đồ sát” kẻ địch, “PK” bang hội. PK vốn là một tính năng tuyệt vời, để người chơi có thể phân định thắng thua với nhau, thể hiện sức mạnh và một phần thúc đẩy người chơi cố gắng hơn nữa trong việc hoàn thiện nhân vật của mình. Thế nên, việc game thủ Việt ưa thích đi PK không có điều gì lạ. Thế nhưng, “trâu buộc ghét trâu ăn”, khi gặp phải những người chơi có thế mạnh về tài chính, thì họ - những kẻ ưa PK - lại kịch liệt lên án. Họ cho rằng chính những “đại gia” đang làm mất đi sự công bằng của game, khi mà đồ đạc, trang bị đủ để chẳng cần kỹ năng gì cũng có thể thắng trong vài nốt nhạc. Nghèo thì bị khinh, còn “kinh tế” quá thì bị ghét, những tiêu chuẩn kép như này thì thật chẳng ai chiều nổi.

Đối với những 'kẻ mạnh', bạn đôi khi chỉ là 'con quái' to hơn bình thường mà thôi.

Đối với những "kẻ mạnh", bạn đôi khi chỉ là "con quái" to hơn bình thường mà thôi.

Thích “bắt nạt kẻ yếu” nhưng lại “lên án, phê phán” top sever đi PK

Chẳng hiểu kiểu gì, khi mà chính bản thân những “thanh niên nghiêm túc” này lại vác đao đứng cửa thành, chặn đường đồ sát những người chơi yếu thế hơn, thậm chí là người chơi mới. Có lẽ vì thế mà những tựa game MMORPG đã có chức năng “bảo hộ tân thủ”, bảo vệ người chơi mới khỏi bị PK cho đến một mức level nhất định. Suy cho cùng, ở những tựa game online cày cuốc dạng này, thì quy luật vận hành theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Ngày hôm nay bạn đi tìm con mồi, thì rất có thể ngày hôm sau bạn trở thành con mồi của một dân chơi nào đó. Thế nên, “bang hội” là duy nhất, những thứ khác có hay không, khá quan trọng!

Chỉ khổ những game thủ yếu thế, bị cướp bóc mà không làm được gì

Chỉ khổ những game thủ yếu thế, bị cướp bóc mà không làm được gì

Phê phán “dân cày, con buôn” làm game mất chất, nhưng bản thân lại có vài cái clone

Cũng là một kiểu “ghen ăn tức ở” đơn thuần trong làng game. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, vấn nạn “clone” đã trở thành một trong những yếu tố khiến cho game online cày cuốc khó về Việt Nam trong những năm trở lại đây. Hãy thử tưởng tượng, có một bãi quái mà bạn chưa kịp làm gì, quái mới ra đã bị những tổ đội “cày thuê” quét sạch. Đôi khi, đến con boss bạn cần giết để hoàn thành nhiệm vụ, cũng chỉ “còn cái nịt”. Trên thực tế, một khi đã xuất hiện vấn nạn clone, thì có chăng ông nào ít “clone” hơn sẽ ghét ông nhiều clone, ông nào log được ít ghét ông log nhiều.

Những 'tập đoàn' dọn quái như vũ bão, thật khó cho anh em chỉ muốn thưởng thức game

Những "tập đoàn" dọn quái như vũ bão, thật khó cho anh em chỉ muốn thưởng thức game

Khi vọng trong thời gian tới, những vấn nạn trên sẽ dần được loại bỏ, để cộng đồng game Việt bớt tai tiếng “toxic” trong mắt game thủ trong nước cũng như nước ngoài.

Bài liên quan