Thứ 3, 20/5/2020 12:30
Đăng nhập thành công
Thứ ba, 03/11/2020, 10:00 AM

Philips CD-i: Cỗ máy chơi game đáng quên nhất trong lịch sử Nintendo

Thay vì dẫn đầu xu hướng hợp tác giữa các ông lớn, Philips CD-i trở thành một trong những thất bại huy hoàng của ngành công nghiệp game, và cái giá người chơi phải trả cho sự thất bại này là 700 USD.

Bài liên quan
hihi

Sinh ra từ nỗ lực sáng tạo một bảng điều khiển dựa trên CD cho Nintendo và là nguồn cảm hứng cho Sony PlayStation sau này, CD-i là bằng chứng cho tham vọng hợp tác của những ông lớn để tạo ra một chiếc console giải trí gia đình đa năng vào thời đó. Nhưng thay vì dẫn đầu xu hướng CD-based gaming, CD-i lại trở thành một trong những thất bại huy hoàng của ngành công nghiệp game.

Tới khi bị ngừng sản xuất, chiếc máy này được cho là đã khiến Philips lỗ vốn gần 1 tỷ USD thời đó. Tất cả những gì người ta còn nhớ về bộ điều khiển này là những tựa game ăn theo Nintendo, đồ họa "rùng rợn" và cốt truyện không liên quan mấy đến bản gốc đã nhận không ít gạch đá từ công chúng. Đặc biệt là vào thời điểm mới ra mắt, CD-i được chào bán với giá 700 USD, nghĩa là hơn 1 ngàn USD ở thời điểm hiện tại! 

Ngược dòng lịch sử

Nguồn gốc của CD-i có thể bắt đầu từ giữa những năm 1980. Năm 1986, công ty công nghệ Philips của Hà Lan và hãng điện tử khổng lồ Sony của Nhật Bản đã hợp tác để phát triển bản mở rộng của định dạng Compact Disc đã được mã hóa trước đây của họ. 

Phiên bản mới sẽ cung cấp trải nghiệm tương tác cho người dùng, không chỉ bao gồm âm nhạc, văn bản, mà còn cả lập trình dữ liệu có thể tạo ra đồ họa và video. Với tên gọi CD-i, định dạng mới được hi vọng sẽ mở ra cánh cửa ứng dụng đa phương tiện, bao gồm cả việc tạo trò chơi điện tử.

Về mặt kỹ thuật Philips sẽ là bên sở hữu định dạng này, bất kỳ ai muốn tạo ra thiết bị có khả năng sử dụng các phương pháp mã hóa CD-i cần được công ty cấp phép đặc quyền. Đến năm 1990, Philips bán ý tưởng cho các nhà phát triển để bắt đầu quảng bá và gây dựng mối quan tâm đến CD-i, và một trong những công ty quan không ai khác chính cây đại thụ của làng game Nhật Bản: Nintendo. 

1

Vào thời điểm đó, Super Nintendo cùng với Sega Genesis đã xưng vương trong địa hạt trò chơi điện tử gia đình. Dù vậy, định dạng CD vẫn là mục tiêu hướng đến của ngành công nghiệp này. Gần cuối những năm 1980, Một thỏa thuận giữa Sony, Nintendo và Philips được thành lập để tạo ra một tiện ích bổ sung cho Super Nintendo dựa trên CD-i, trớ trêu thay, tiện ích này lại được gọi là “Play Station”. 

Trong khi Sega đã có Mega-CD cho Genesis vào năm 1991, một "Play Station" cho Super Nintendo đã không bao giờ xuất hiện. Câu chuyện gãy gánh giữa đường khi Nintendo quyết định cắt đứt hợp đồng với cả Sony (đang làm việc trên phần cứng) và Philips (cung cấp định dạng CD-i). 

Tuy nhiên, cả Sony và Philips đều đã đầu tư vào bảng điều khiển CD-i. Kết quả là năm 1991, chiếc máy Philips CD-i đầu tiên ra mắt người tiêu dùng đã lên kệ.

Nintendo nhưng không phải Nintendo

Không giống như Nintendo và Sega tập trung vào trò chơi, Philips CD-i tự định vị mình là "nền tảng đa phương tiện gia đình đầu tiên". Ngoài trò chơi, chiếc máy console này có thể được dùng như một nền tảng học tập tương tác qua CD-i education, phát đĩa CD nhạc của riêng bạn, hiển thị ảnh trên màn hình TV và thậm chí phát các bộ phim có thời lượng đầy đủ nếu bạn đã mua gói hỗ trợ trước đó. 

Nhưng có lẽ Philips CD-i sẽ được ghi nhớ mãi mãi không phải bởi sự đa-zi-năng mà là những trò chơi kỳ lạ nó đã phát hành. Có tổng cộng hơn 150 trò chơi có mặt trên CD-i, bao gồm những tựa game như giải đố kinh dị cổ điển, The 7th Guest, và Braidead 13. Có thể vì thỏa thuận đổ vỡ giữa Nintendo và Philips mà "đứa con” này mặc dù hao hao những tựa game kinh điển của Nintendo nhưng chất lượng thì một trời một vực.  

Đầu tiên là Hotel Mario, ở đó anh thợ sửa ống nước quen thuộc của Nintendo đang chạy quanh hành lang, dậm chân và tránh goombas trong khi cố gắng đóng tất cả các cửa khách sạn. Mặc dù gameplay tương tự những trò chơi Mario cổ điển, nhưng Hotel Mario lại kém chất lượng đến kinh ngạc. 

3 trò chơi cũng được tạo ra bằng cách sử dụng các nhân vật trong The Legend of Zelda là Link: The Faces of Evil, Zelda: The Wand of Gamelon, và sau đó là Zelda’s Adventure do một công ty bên thứ ba sản xuất. Mặc dù không có trò chơi nào liên quan đến bản gốc của Nintendo ngoài tuyến nhân vật và thế giới, một số cảnh cắt trong các tựa game này đã gây bão liên tục. 

2 trò đầu tiên là tập hợp những cảnh hoạt hình giật gân, có nguồn gốc từ Nga, trong khi trò chơi thứ ba chiêu đãi người chơi một số đoạn video hành động trực tiếp gượng ép. Philips CD-i có vẻ không phải một chiếc máy console đáng đồng tiền bát gạo.

Philips CD-i là một cú flop ngay từ khi phát hành trên cả 3 khía cạnh: marketing, giá cả (đắt ngoài sức tưởng tượng với $1,000 vào năm 1992), và sự đổi mới (vì lúc này công nghệ CD ngày càng phát triển). Năm 1994, Philips đã thay đổi thiết kế lẫn cách quảng cáo để CD-i trông giống một chiếc console tiêu chuẩn hơn, nhưng đã quá muộn. 

Sony đã phát hành bảng điều khiển PlayStation cao cấp hơn nhiều vào năm 1994 và tiếp tục cho đến ngày nay. Đến năm 1996, CD-i đã ngừng sản xuất hoàn toàn và chỉ bán được 570.000 chiếc trong suốt vòng đời của nó.

KẾT

Ngày nay, Philips CD-i và các trò chơi của nó thường xuyên được nhớ đến như một trong những thiết bị game tệ nhất từng được phát hành. Nhưng nếu không có CD-i, có lẽ chúng ta sẽ không tưởng tượng được Zelda và Mario ở thế giới khác sẽ trông như thế nào. Một tràng pháo tay cho Philips CD-i!

Xem nhiều nhất

Trải nghiệm đại chiến robot trong PUBG Mobile phiên bản cập nhật 3.2
News 16/05/2024, 16:21
Người chơi PUBG MOBILE cũng hãy sẵn sàng chờ đón màn hợp tác tiếp theo cùng một thương hiệu xe hơi thể thao mới cùng sự trở lại của một thương hiệu Anime huyền thoại.

Cùng chuyên mục

Genshin Impact: Những 'luật bất thành văn' phải nắm vững khi sử dụng Wriothesley
Thông tin về lối chơi và hướng build Wriothesley, cũng như là một số đánh giá từ cộng đồng Genshin Impact
Liên Quân Mobile: 5 vị tướng 'xu cà na' 1 người pick là 9 người lo
Tuy có sức mạnh bá đạo nhưng những vị tướng dưới đây lại trở thành nỗi khiếp sợ của cả địch lẫn bạn mỗi khi xuất hiện tại các trận đấu trong Liên Quân Mobile vì hay 'báo'.
Liên Quân Mobile: 5 vị tướng có khả năng 'trừng trị' tốt Taara tại mùa S4 - 2023
Ở meta với sự lên ngôi mạnh mẽ của các tanker như mùa S4 – 2023 Taara là vị tướng đang vô cùng bá đạo tại các bậc rank của Liên Quân Mobile. Vậy đâu là những vị tướng có thể ‘cản phá’ được Taara ở meta hiện tại?
Liên Quân Mobile: 5 vị tướng có thể cản bước Keera tại mùa S4 - 2023
Tại mùa đấu S4 – 2023, Keera là ‘kẻ săn mồi’ vô cùng đáng sợ tại đường Rừng của Liên Quân Mobile. Dưới đây là những vị tướng có thể khắc chế tốt Keera mà game thủ nên lựa chọn nếu phải đối đầu với cô nàng này.
Honkai Star Rail: Những 'luật bất thành văn' phải nắm vững khi sử dụng Gepard
Có những mẹo khi sử dụng Gepard mà game thủ Honkai Star Rail cần phải đặc biệt chú ý để tránh việc Gepard sẽ bị ''phế'' trong chiến đấu.
Liên Quân Mobile: Tulen phải 'chạy tụt quần' khi gặp 5 tướng sau
Là kẻ gây nhiều nỗi khiếp sợ cho các tướng Liên Quân Mobile, đặc biệt là tướng máu giấy, thế nhưng Tulen cũng phải “chạy tụt quần” khi gặp phải 5 tướng sau.
Honkai Star Rail: 3 đội hình vượt Vũ Trụ Mô Phỏng mạnh nhất dành cho Topaz
Cùng tìm hiểu những đội hình phù hợp nhất với cô nàng Topaz vượt ải Vũ Trụ Mô Phỏng tại phiên bản Honkai Star Rail 1.4 trong bài viết này nha!
Liên Quân Mobile: 5 skin 'uy tín' game thủ cứ thấy là có biết sắp có sao
Trong Liên Quân Mobile các bộ trang phục tuy không thể tăng được sức mạnh của các vị tướng, nhưng những bộ trang phục sau đây lại như ‘buff ngầm’ cho và có uy tín cực cao trong các trận đấu.
Genshin Impact: Gợi ý những đội hình tiềm năng nhất để vượt La Hoàn 4.2
Thông tin về La Hoàn Thâm Cảnh phiên bản 4.2 Genshin Impact đã được rò rỉ, hãy cùng MGN tìm hiểu những đội hình tiềm năng để vượt mùa La Hoàn mới này nhé!